Chào mừng bạn đến với Shop Facoha Pharma
Nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
Facoha Pharma

Những sự thật về đau nhức đầu gối mà nhiều người đang phớt lờ

Thứ Ba, 05/11/2024
Nguyễn Xuân Phong

Đau nhức đầu gối ở người trẻ và người cao tuổi có nhiều nguyên nhân như tập luyện thể thao, chấn thương, giãn dây chằng và nhiều nguyên nhân khác như viêm khớp, thoái hóa khớp,... Biểu hiện của bệnh thường thấy rõ vào các thời điểm như lúc mới ngủ dậy, trời trở lạnh,... Đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức mới về bệnh đau nhức đầu gối và cách phòng ngừa hiệu quả? Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!

Đau nhức đầu gối

Nguyên nhân bị đau nhức đầu gối

Khớp gối là bộ phận chịu nhiều lực nhất trên cơ thể, các áp lực lớn tác động đến đầu gối như tập luyện quá mức hoặc mang vác nặng dẫn đến đau nhức. Những nguyên nhân cụ thể đằng sau cơn đau đấy là gì?

Bị đau đầu gối khi chơi thể thao

Tập luyện thể thao dẫn đến đau khớp gối là tình trạng mà ai cũng có thể mắc phải. Triệu chứng đau nhức thường là do quá trình khớp gối vận động liên tục gây ra hao mòn. Nhiều người thường nghĩ tập luyện đến khi mệt lã người thì mới được, nhưng điều này không đúng, việc luyện tập quá cường độ có thể dẫn đến mỏi khớp, về lâu dài thì nồng độ endorphin (hoạt chất chống đau nhức) xuống thấp khiến cơ thể khó chịu được những cơn đau mỏi.

Đau nhức đầu gối khi chơi thể thao

>> Đọc thêm: Vì sao đau đầu gối khi chơi thể thao?

Bị giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng đầu gối để lâu ngày thường dẫn đến cơn đau nhức khó chịu, thậm chí dễ té ngã khi di chuyển. Tình trạng này thường xảy ra ở những người chơi các môn thể thao như bóng đá, nhảy xà, nhảy cao,... khi vận động không đúng kỹ thuật, chuyển tư thế hay xoắn vặn chân đột ngột làm áp lực đè lên đầu gối lớn khiến dây chằng bị kéo căng. Đối với người cao tuổi triệu chứng này thường xảy ra do quá trình lão hóa hoặc các bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, giãn dây chằng thường sẽ tự phục hồi sau 2-3 tuần.

Giãn dây chằng đầu gối

>> Đọc thêm: Nguyên nhân giãn dây chằng đầu gối và cách phục hồi hiệu quả

Đầu gối bị chấn thương

Đau nhức đầu gối thường do các chấn thương như gãy xương, chấn thương dây chằng, trật khớp gối, rách sụn chêm gối, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân hay bị hội chứng dải chậu chày. Khi bị chấn thương đầu gối thường dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu, mỗi loại chấn thương sẽ có cách điều trị khác nhau, nên điều trị càng sớm càng tốt. Tốt nhất bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng đắn nhất.

Bị chấn thương đầu gối

>> Đọc thêm: Các dạng chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị

Các biểu hiện của bệnh đau nhức đầu gối

Bệnh đau nhức đầu gối sẽ gây hạn chế khả năng di chuyển và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của bạn, chính vì vậy cần phát hiện và có hướng điều trị khoa học nhất. Dưới đây là những biểu hiện dễ thấy của bệnh đau nhức xương khớp.

Đau nhức đầu gối khi về già

Người già thường có những bệnh vặt trong đó có các bệnh về đau nhức xương khớp, thông thường sẽ chia thành 2 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.

- Nguyên nhân cơ học thường là chấn thương do té ngã, sinh hoạt sai tư thế, thừa cân, dùng chất kích thích như rượu bia,...

- Nguyên nhân bệnh lý phổ biến là thoái hóa khớp, viêm gân bánh chè, viêm bao hoạt dịch đầu gối, bệnh gout,... là con cháu thì nên biết để có hướng điều trị sớm.

Đau nhức đầu gối khi về già

>> Đọc thêm: Bệnh đau đầu gối ở người già làm con cái nên biết

Đau nhức đầu gối khi về đêm

Đau nhức đầu gối có nhiều nguyên nhân có thể là do vận động nhiều hay do nguyên nhân bệnh lý. Cơn đau này sẽ rõ ràng hơn vào ban đêm là tại sao?

Cortisol là chất chống viêm tự nhiên của cơ thể, khi về đêm hoạt chất này sẽ tiết ra ít hơn, điều này sẽ hạn chế khả năng giảm đau, làm chúng ta có cảm giác đau nhức hơn. Hơn nữa, ban đêm là thời điểm yên tĩnh lúc tâm trí không còn phân tâm đến những hoạt động thường nhật, các giác quan của chúng ta trở nên nhạy hơn, thường chú tâm vào cảm giác đau nhức. Đây chính là nguyên nhân hằng đêm những cơn đau trên cơ thể, những vùng bị chấn thương trở nên rõ ràng và khó chịu hơn.

Đau nhức đầu gối khi về đêm

>> Đọc thêm: Nguyên nhân khiến đầu gối đau nhức về đêm

Đau nhức đầu gối khi ngủ dậy

Đau khớp gối khi mới ngủ dậy thường kéo dài khoảng 30 phút, tính trạng này không chỉ xuất hiện ở người già mà còn ở người trẻ hiện nay do để cho đầu gối thường xuyên chịu những áp lực lớn. Thông thường bị đau nhức đầu gối vào sáng sớm là do bị viêm khớp, khi lớp sụn trơn bị mòn đi, khô ráp, việc hấp thụ các chấn động cũng giảm gây đau và khó khăn khi vận động. 

Đau nhức đầu gối khi ngủ dậy

>> Đọc thêm: Nguyên nhân đau nhức đầu gối khi ngủ dậy là gì?

Đau nhức đầu gối khi trời lạnh

Đau nhức đầu gối khi trời lạnh có thể xuất hiện ở người trẻ, tuy nhiên hiện tượng này thường có hơn ở người cao tuổi khi mắc các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp. Vào các ngày lạnh, đầu gối thường đau nhức rõ hơn do các mạch máu quanh khớp gối co lại làm giảm lượng máu lưu thông đến gối, màng hoạt dịch và xương dưới sụn khớp gối không nhận đủ máu dẫn đến kích thích và gây ra tình trạng đau nhức. Để giảm tình trạng này cần giữ ấm cơ thể và duy trì vận động thường xuyên.

Đau nhức đầu gối khi trời lạnh

>> Đọc thêm: Đau nhức đầu gối khi trời lạnh nên làm gì?

Đau nhức đầu gối khi leo cầu thang

Đau khớp khối khi leo đi lên xuống cầu thang thường bị đối với những người bị bệnh viêm khớp, bệnh gout, tràn dịch khớp gối hay tình trạng giảm tiết dịch khớp gối,... Bạn hãy tưởng tượng, khi chúng ta đứng và di chuyển bằng 2 chân, áp lực lên đầu gối sẽ tản đều ra 2 chân. Trường hợp lên xuống cầu thang sẽ có 1 nhịp chân bị hỏng, như vậy áp lực sẽ dồn nén lên 1 chân còn lại, cứ như vậy 2 phần đầu gối sẽ đau nhói qua từng bước đi. Bạn cần bổ sung các tinh chất tốt cho sụn để giảm tình trạng này.

Đau nhức đầu gối khi leo cầu thang

>> Đọc thêm: Đau nhức đầu gối khi leo cầu thang là biểu hiện của bệnh gì?

Đau nhức đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Bản chất của hiện tượng đau nhức đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là do áp lực không được tản đều ra 2 chân. Đối với người có lớp sụn trơn bị mòn hoặc giãn dây chằng thì việc đứng lên ngồi xuống rất khó khăn. Khi chúng ta chuyển tư thế từ ngồi sang đứng lên, lực tác động lên khớp sẽ tập trung vào phía sau gối và ngược lại. Việc bạn ngồi một tư thế quá lâu cũng gây ra tình trạng đau nhức đầu gối khó chịu.

Đau nhức đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

>> Đọc thêm: Nguyên nhân gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và cách điều trị

Đau nhức đầu gối khi thay đổi thời tiết

Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa có chứng minh khoa học nào giải thích cho hiện tượng đau nhức đầu gối khi thời tiết chuyển sang lạnh hoặc nóng. Tuy nhiên các bác sĩ đầu ngành cũng đã giải thích cho điều này là do các mao mạch máu co thắt. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, hệ thống dây thần kinh của chúng ta cũng phản ứng theo, bị chèn ép nặng và nhiều nguyên nhân khác. Đối với những người bị bệnh đau gối thì sẽ có hiện tượng tê nhức.

Đau nhức đầu gối khi thay đổi thời tiết

>> Đọc thêm: Làm sao để khắc phục cơn đau đầu gối khi thay đổi thời tiết?

Đau nhức đầu gối khi co chân

Đau đầu gối khi co gập chân là biểu hiện của bệnh đau nhức đầu gối. Nguyên nhân chính của bệnh này là do thừa cân, béo phì hay do thói quen ngồi sai tư thế hằng ngày. Chúng ta thường chủ quan xem nhẹ các tư thế ngồi và thói quen ăn uống không lành mạnh, nhưng chính những điều này gây nên những tổn thương đáng kể cho đầu gối.

Đau nhức đầu gối khi co chân

>> Đọc thêm: Đau nhức đầu gối khi co chân chớ nên chủ quan

Các dạng chấn thương đầu gối phổ biến ở người trẻ và người cao tuổi

Trên thực tế, đau nhức đầu gối không chỉ xuất hiện ở người già mà còn ở người trẻ. Dưới đây là các dạng chấn thương thường gặp mà chúng ta nên biết.

Đầu gối bị căng cơ

Căng cơ đầu gối là tính trạng các mô liên kết trong dây chằng bị giãn quá mức. Dây chằng của chúng ta liên kết với xương giúp ổn định sụn. Khi cơ dây chằng căng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động đi lại thậm chí việc co chân cũng dẫn đến đau nhói.

Đầu gối bị căng cơ

>> Đọc thêm: Những điều bạn nên biết về hiện tượng căng cơ đầu gối

Bị nóng khớp đầu gối

Hiện tượng đầu gối bị nóng thường đi kèm với các triệu chứng khác như sưng, đỏ, đau khớp. Hiện tượng này chủ yếu do bị viêm khớp và viêm bao hoạt dịch. Khi bị vấn đề này, bạn cần phải có sự can thiệp của bác sĩ, sử dụng thuốc giảm đau nhức để hạn chế sự khó chịu.

Bị nóng khớp đầu gối

>> Đọc thêm: Nóng khớp đầu gối là do đâu và phương pháp điều trị

Đau cơ đằng sau đầu gối

Hiện tượng đau cơ sau đầu gối thường xảy ra ở những người chơi thể thao bỏ qua bước khởi động. Đây là tính trạng cơ giãn ra đột ngột hơn mức bình thường gây tê đau đầu gối, người bị đau cơ sau đầu gối thường bị hạn chế trong các hành động như chạy, nhảy, bật cao,... tình trạng này nặng nhất có thể dẫn đến viêm khớp đầu gối.

Đau cơ đằng sau đầu gối

>> Đọc thêm: Đau cơ đằng sau đầu gối, triệu chứng không nên chủ quan

Phương pháp trị đau đầu gối tại nhà hiệu quả

Đối với các tình trạng khớp gối bị đau nhẹ có thể sử dụng một số biện pháp sau để cải thiện cơn đau như chườm nóng hoặc lạnh, phương pháp này được rất nhiều người sử dụng mỗi khi các khớp bị đau nhức. Chú ý đến tư thế ngồi và tập các bài tập hỗ trợ giảm đau khớp. Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian phục hồi chấn thương.

Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau nhức đầu gối

>> Đọc thêm: Tổng hợp 13 cách hỗ trợ điều trị đau đầu gối tại nhà

Đầu gối bị đau nhức nên lưu ý điều gì?

Tình trạng đau nhức đầu gối có thể gây ra các vấn đề về tâm lý và sức khỏe nếu để lâu dài không điều trị. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến cơ thể của mình, đặc biệt là đầu gối nơi chịu lực tác động nhiều nhất so với các khớp khác. Dưới đây là các lưu ý bạn nên để tâm đến trong quá trình điều trị.

Viêm khớp đầu gối kiêng ăn gì?

Những người bị đau khớp do tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương bao hoạt dịch, để có thể điều trị tình trạng viêm mau khỏi cần ăn những món ăn sau: Cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá cơm, quả óc chó, bông cải xanh,... Tuy nhiên cũng nên cai một số món có hàm lượng photpho cao như thịt hộp, bánh kẹo ngọt, cà tím, canh cua, cà pháo. Mặc dù những món này có nhiều chất dinh dưỡng những chúng ta nên đợi đến khi trị khỏi đau nhức rồi ăn lại cũng không muộn.

Đau nhức đầu gối nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

>> Đọc thêm: Đau nhức đầu gối nên kiêng ăn những gì?

Bị đau đầu gối có nên đi bộ không?

Các nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ đúng cách giúp giảm đau rõ rệt, tốt cho người đang bị cứng khớp hoặc viêm khớp gối. Người bị đau gối đi bộ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, đồng thời cũng giúp đầu gối linh hoạt hơn cải thiện tình trạng cứng khớp. Ngoài ra đi bộ cũng giúp cơ thể tiết ra dịch khớp giúp giảm bôi trơn, giảm độ ma sát tác động lên khớp từ đó giảm đau hiệu quả.

Bị đau đầu gối có nên đi bộ không?

>> Đọc thêm: Người bị đau khớp có nên đi bộ không?

Sử dụng đai giữ ấm đầu gối khi bị đau nhức

Trong quá trình cải thiện tình trạng đau khớp gối, bạn nên có dụng cụ hỗ trợ là băng đai giữ ấm đầu gối. Sản phẩm này không những giúp cố định khớp gối, bảo vệ khớp khỏi chấn thương mà còn có khả năng tự phát nhiệt nhờ vào nam châm từ tính, cơ chế này giúp làm ấm đầu gối, giúp máu lưu thông dễ dàng. Sản phẩm này đặc biệt phù hợp vào các ngày đông lạnh, hỗ trợ giảm đau rất hiệu quả.

Băng đai giữ ấm đầu gối phát nhiệt

>> Link mua sản phẩm: https://facohapharma.vn/dai-giu-am-dau-goi-phat-nhiet 

* Lưu ý: Nếu bạn là khách hàng mới mua lần đầu hãy nhập mã WELCOM10 để được giảm 10% giá trị đơn hàng nhé!

Kết luận

Như vậy, bệnh đau nhức đầu gối có nhiều nguyên nhân và biểu hiện cũng rất dễ thấy. Hiện tượng đau nhức có thể xuất hiện ở người cao tuổi và trẻ tuổi. Bệnh đau gối có thể dẫn đến viêm nhiễm khó điều trị hơn, chúng ta cần chú ý quan tâm đến sức khỏe mình mỗi ngày. Cần chú tâm đến quá trình điều trị, kiêng ăn một số thực phẩm nhiều Photpho, đồng thời sử dụng đai hỗ trợ để bảo vệ khớp gối, hạn chế chấn thương thương nhé. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về sức khỏe của mình.

Thông tin liên hệ Facoha Pharma:

- Địa chỉ: Số 50/11A Đường 79, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

- Hotline: 0977.754.224

- Website: facohapharma.vn

- Email: facohapharma@gmail.com

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Messenger